top of page

Top 10 dieu can biet ve quy trinh ban dia hoa phan mem

Trong thời đại số hóa ngày nay, việc phát triển và triển khai phần mềm không chỉ đơn thuần là một công việc kỹ thuật, mà còn là một quy trình phức tạp yêu cầu sự hiểu biết sâu sắc về ngôn ngữ, văn hóa và quy tắc pháp lý của địa điểm mà phần mềm đó sẽ được sử dụng. Quy trình bản địa hóa phần mềm không chỉ đảm bảo rằng sản phẩm phần mềm sẽ hoạt động một cách hiệu quả trên toàn cầu, mà còn đảm bảo rằng nó sẽ tương tác một cách thích hợp với người dùng tại mỗi quốc gia hoặc khu vực. Dưới đây là top 10 điều cần biết về quy trình bản địa hóa phần mềm, một chặng đường không chỉ mang lại sự tiếp cận đa văn hóa, mà còn giúp tối đa hóa giá trị của sản phẩm trong thị trường toàn cầu.


Bản Địa Hóa Phần Mềm Là Gì?


Bản địa hóa phần mềm là quá trình điều chỉnh phần mềm theo các yêu cầu về từ ngữ, văn hóa và luật pháp của một ngôn ngữ cụ thể. Điều này có nghĩa là không chỉ dịch các yếu tố dựa trên văn bản mà còn phải tinh chỉnh đồ họa, bố cục, định dạng… Đó là chưa kể đến việc đáp ứng các yêu cầu pháp lý của địa phương, tuân thủ dữ liệu, tùy chọn thiết bị và xu hướng công nghệ.


Có quá nhiều điều cần cân nhắc. Do đó, các công ty sẽ dễ bỏ sót những yếu tố có vẻ tầm thường nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp một sản phẩm hoàn thiện cho nhiều đối tượng nhất có thể. Vậy nên bắt đầu quá trình bản địa hóa phần mềm từ đâu? Sau đây là 10 cách hay nhất và những điều cần lưu ý khi bản địa hóa phần mềm.


Quy trình bản địa hóa phần mềm


Tổng Hợp Các Cách Bản Địa Hóa Phần Mềm Hay Nhất


1. Thực hiện tiếp cận bản địa hóa như một chiến lược


Tiếp cận bản địa hóa phần mềm như một chiến lược, không phải một nhiệm vụ của quy trình.

  • Bắt đầu lập kế hoạch và chuẩn bị.

  • Khám phá mục tiêu và yêu cầu.

  • Kiểm tra nội dung, phân tích và chuyển giao.

  • Đề xuất.

  • Khởi động dự án.

  • Dịch và bản địa hoá.

  • Xem xét và kiểm soát chất lượng.

  • Phân phối tệp, phát trực tiếp và theo dõi.

Để tránh thất bại trong quá trình bản địa hóa cần cẩn thận hơn trong các giai đoạn phân tích và thiết kế yêu cầu. Đồng thời đảm bảo rằng tất cả các bên liên quan đều nhất trí về thị trường mục tiêu, ngôn ngữ và các vấn đề riêng cho từng loại. Nếu đặt mục tiêu sẵn sàng toàn cầu ngay từ ban đầu, bạn sẽ không bao giờ phải tái thiết kế để tận dụng cơ hội thị trường.



2. Đừng quên thiết kế phù hợp với bản địa hóa


Một thiết kế tiện lợi cho bản địa hóa giúp giảm thiểu thời gian và tối ưu chi phí tốt nhất có thể. Nó có mã nguồn và cấu trúc giúp ngăn chặn:

  • Nhân rộng các lỗi nguồn trong các tệp đích

  • Tránh được lỗi dịch

  • Các lỗi bản địa hóa phần mềm phổ biến, bao gồm lỗi chức năng, hiển thị, viết tắt, bản địa hóa quá mức và dưới tiêu chuẩn bản địa hóa

Mẹo: Sử dụng các mẫu để đảm bảo tính nhất quán của thương hiệu. Cần đảm bảo thiết kế của bạn đã sẵn sàng bản địa hóa? Kiểm tra, kiểm tra lại và kiểm tra nhiều lần hơn nữa. Bản địa hóa giả (một dạng kiểm tra QA) là một quy trình hữu ích giúp giảm thiểu rủi ro, chẳng hạn như các vấn đề về bố cục giao diện người dùng (UI) do các ký tự đặc biệt hoặc độ dài chuỗi gây ra.


3. Xây dựng một thư viện các đối tượng quốc tế hóa


Hãy nhớ rằng: quốc tế hóa cho phép bản địa hóa. Việc xây dựng một thư viện các đối tượng được quốc tế hóa sẽ giúp bạn không phải làm lại khi bản địa hóa một ứng dụng phần mềm sang nhiều ngôn ngữ. Bao gồm:

  • Các yếu tố thiết kế giao diện người dùng.

  • Chức năng sắp xếp và tìm kiếm.

  • Hỗ trợ ký tự nhiều byte (cho các ngôn ngữ Châu Á).

  • Hỗ trợ theo hai hướng hoặc từ phải sang trái (ngôn ngữ Ả Rập và tiếng Do Thái).

  • Định dạng địa chỉ, số, ngày tháng và tiền tệ.

4. Không tạo văn bản nguồn quá dài


Tất cả các ngôn ngữ đều có cấu trúc câu, quy tắc và sử dụng lượng từ khác nhau để diễn đạt một ý tưởng. Để giảm thiểu các vấn đề dịch thuật thì cần nội dung nguồn rõ ràng và ngắn gọn:

  • Giữ câu văn ngắn gọn và súc tích.

  • Sử dụng thứ tự từ tiếng Anh chuẩn.

  • Ngắt các chuỗi danh từ (nhiều danh từ liên tiếp).

  • Tránh sử dụng từ đồng nghĩa, sử dụng một thuật ngữ để xác định một khái niệm duy nhất.

  • Loại bỏ tính hài hước ra khỏi nội dung.

  • Làm rõ ngày, giờ và các phép đo.

  • Chứa các đại từ quan hệ như “that” và “which”.

  • Giữ nguyên thể chủ động.

  • Thay thế các cụm động từ bằng một từ.

  • Không sử dụng các từ viết tắt.

  • Xóa bất kỳ thành ngữ nào.

Mẹo: Không sử dụng một từ có có ý nghĩa khác nhau tùy thuộc vào ngữ cảnh. Nhiều từ trong tiếng Anh có thể là danh từ hoặc động từ: ví dụ: tập tin, chia sẻ và thiết kế. Quyết định một mục đích sử dụng cho văn bản và dùng nó một cách nhất quán.


5. Lập kế hoạch mở rộng văn bản


Ngôn ngữ tiếng Anh ước tính hơn 1.000.000 từ, trong khi hầu hết các ngôn ngữ khác có ít hơn 500.000 từ. Vì vậy, khi được dịch sang các ngôn ngữ khác, các chuỗi nội dung tiếng Anh có khả năng mở rộng hoặc thu hẹp lại. Ví dụ, tiếng Anh “Have a nice day!” được dịch sang tiếng Đức là “Ich wunsche Ihnen einen schonen Tag!”: tăng 125% độ dài. Dịch tiếng Anh sang các ngôn ngữ châu Á có tác dụng ngược lại.


Ít nhất, hãy lập kế hoạch cho việc mở rộng 30-35% nội dung và xem xét việc sử dụng khoảng trống. Một lần nữa, hãy tập trung vào việc giữ cho văn bản nguồn ngắn gọn và sử dụng các phương pháp hay nhất về bản địa hóa phần mềm liên quan đến định dạng và lựa chọn từ.


6. Đừng dùng sai các biểu tượng


Bản địa hóa phần mềm không chỉ liên quan đến giao tiếp bằng văn bản mà còn là hình ảnh. Chúng có những ý nghĩa khác nhau đối với các nền văn hóa khác nhau. Các biểu tượng không nằm trong văn bản có lợi vì chúng yêu cầu dịch ít hơn và có thể giảm chi phí. Nhưng hãy nhớ rằng không phải tất cả các biểu tượng đều phổ biến.


7. Sử dụng mã hóa UTF-8


Hầu hết các công nghệ hiện đại đều mặc định là UTF-8, định dạng phổ biến nhất cho Unicode. UTF-8 được Tiến sĩ Ken Lunde, một chuyên gia xử lý thông tin nổi tiếng, mô tả là “bộ mã hóa ký tự thông minh đầu tiên trên thế giới.”


Unicode được hỗ trợ bởi tất cả các công ty ứng dụng phần cứng và phần mềm lớn cũng như được yêu cầu bởi các tiêu chuẩn như XML, Java và Javascript. Sử dụng UTF-8 đảm bảo dịch dễ dàng và chính xác sang tất cả các ngôn ngữ, đặc biệt là các ngôn ngữ Châu Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam).



8. Không mã hóa cứng văn bản hoặc dấu câu


Văn bản được mã hóa cứng hoặc văn bản được nhúng trong mã nguồn phải được trích xuất để dịch khi bạn sẵn sàng bản địa hóa. Nhà cung cấp dịch vụ ngôn ngữ của bạn có thể chạy trình phân tích cú pháp để xác định văn bản có thể dịch được. Tuy nhiên, tốt hơn hết bạn nên giảm thiểu nó ở cấp độ thiết kế bằng cách sử dụng các tệp tài liệu riêng biệt.


Mẹo: Có thể bạn muốn nối các chuỗi riêng biệt bằng cách sử dụng trình giữ chỗ với thứ tự từ hoặc cụm từ được mã hóa cứng, để giảm kích thước của một chuỗi. TUy nhiên, điều này thường dẫn đến dịch sai và các chuỗi được bản địa hóa không chính xác vì trật tự từ và các quy tắc ngữ pháp giữa các ngôn ngữ khác nhau. Để giải quyết vấn đề này thì nên tránh nó bằng mọi giá.


9. Tham khảo ý kiến của một chuyên gia dịch vụ bản địa hóa


Trước khi bạn bắt đầu dự án của mình, hãy cung cấp cho đối tác dịch vụ bản địa hóa phần mềm của bạn càng nhiều thông tin càng tốt để đảm bảo mối quan hệ hợp tác thành công.

  • Bạn có kế hoạch phát triển quốc tế trong tương lai gần không?

  • Khách hàng lớn của bạn là ai?

  • Số lượng ngôn ngữ cần thiết cho dự án của bạn là bao nhiêu?

  • Bạn có nhóm bản địa hóa nội bộ không? Họ sẽ giao tiếp với dự án này như thế nào?

  • Bạn đang tìm kiếm điều gì ở một nhà cung cấp dịch thuật?

  • Tốc độ, chất lượng, chi phí, khả năng tiếp cận của các chuyên gia?

Bên cạnh danh sách bản địa hóa được cung cấp cho Android, iOS và Windows, nhà cung cấp dịch vụ ngôn ngữ của bạn có thể cung cấp cho bạn thông tin chi tiết và các quy trình được tối ưu hóa sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, tiền bạc.


Nguồn: https://idichthuat.com/luu-y-khi-ban-dia-hoa-phan-mem/

Commentaires


Hi, thanks for stopping by!

I'm a paragraph. Click here to add your own text and edit me. I’m a great place for you to tell a story and let your users know a little more about you.

Let the posts
come to you.

Thanks for submitting!

  • Facebook
  • Instagram
  • Twitter
  • Pinterest
bottom of page